Gia cầm cho năng suất tốt hơn khi có nhiệt độ chuồng trại thích hợp ở phạm vi nhất định. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao hơn, gia cầm có thể bị stress nhiệt, vì thế sẽ dẫn đến sản lượng trứng ít hơn hoặc chậm sinh trưởng. Stress nhiệt hiện được xem là một yếu tố môi trường chính gây hại đến sức khỏe và năng suất của gia cầm. Tác hại của stress nhiệt đối với gà thịt và gà đẻ là tốc độ tăng trưởng chậm, giảm sản lượng trứng và chất lượng thịt và trứng kém.
Gánh nặng này tăng thêm do sự chọn lọc di truyền cho sự sinh trưởng nhanh của gia cầm nên làm tăng tính nhạy cảm với stress nhiệt. Do đó các chiến lược để giảm bớt tác động bất lợi của stress nhiệt đối với năng suất của gia cầm là có vẻ hợp lý và phải dựa vào một số phương pháp. Chiến lược có thể bao gồm điều kiện chuồng trại, thực hành quản lý và chiến lược dinh dưỡng. May mắn là có một số chiến lược dinh dưỡng cho người chăn nuôi có thể giải quyết được vấn đề này được trình bày ở các phần dưới đây.
Stress nhiệt là gì?
Nhiệt được sản sinh trong cơ thể là một kết quả từ các phản ứng hóa học khác nhau liên quan đến chuyển hóa trung gian. Cơ chế cân bằng nội môi điều chỉnh sự sản sinh nhiệt và mất nhiệt cơ thể cho phép duy trì nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định. Không cần năng lượng nào được tham vào để làm tiêu tan hoặc sinh nhiệt khi gia cầm ở trong khu vực nhiệt độ trung tính (Hình 1).
Hình 1: Sự điều chình nhiệt độ ở gia cầm
Tuy nhiên, gia cầm phải hoạt động làm giảm nhiệt độ cơ thể khi nhiệt độ môi trường vượt quá ngưỡng nhiệt độ tới hạn cao hơn. Trạng thái sinh lý như vậy được gọi là stress nhiệt. Khi bị stress nhiệt, sự thoát nhiệt tăng lên thông qua bức xạ, đối lưu, dẫn truyền và bay hơi. Mặc dù người ta có thể chấp nhận chăn nuôi gia cầm trong khoảng nhiệt độ từ 10 đến 27°C nhưng để đạt được năng suất tối đa thì phải nuôi trong một phạm vi nhiệt độ hạn chế hơn: khoảng 18-22°C đối với gà thịt và 19-22°C đối với gà đẻ. Có một số khác biệt trong tài liệu liên quan đến phạm vi nhiệt độ môi trường cho phép năng suất và sức khỏe tối ưu của gia cầm. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của gia cầm với stress nhiệt, ví dụ: giống, độ ẩm tương đối, tốc độ không khí hoặc mật độ chăn thả.
Dưới nhiệt độ môi trường và mật độ chăn thả cao, gia cầm khó thoát nhiệt qua sự dẫn truyền hoặc đối lưu. Ảnh: Ronald Hissink
Hậu quả về hành vi và sinh lý
Dưới nhiệt độ môi trường và mật độ chăn thả cao, gia cầm ngày càng khó mất nhiệt qua sự dẫn truyền hoặc đối lưu. Tuy nhiên, rất nhiều nhiệt có thể thoát ra qua sự bay hơi, tức là sự thay đổi của nước trong chất lỏng để bốc hơi. Do gia cầm không có tuyến mồ hôi nên phản ứng như vậy không xảy ra trên da của nó mà là ở phổi. Do đó, sự bốc hơi qua đường thở là một cơ chế thoát nhiệt chủ yếu của gia cầm khi bị stress nhiệt. Trong các tình huống như vậy, gia cầm cũng hạn chế các hoạt động có thể tạo thêm nhiệt: ví dụ: hoạt động ăn (sinh nhiệt trong khẩu phần) hoặc di chuyển (sinh nhiệt do co cơ). Lượng nước uống đồng thời tăng lên do những thay đổi về sự điều chỉnh nội tiết. Tóm lại, những con gà bị stress nhiệt cho thấy hoạt động và lượng ăn vào giảm, trong khi tốc độ hô hấp (thở hổn hển) và lượng nước uống lại tăng cao hơn. Ở cấp độ sinh lý, stress nhiệt dẫn đến một số rối loạn về chức năng như:
1. Nhiễm kiềm hô hấp: tăng tốc độ hô hấp làm tăng pH máu.
2. Thay đổi nội tiết tố làm suy giảm khả năng miễn dịch tự nhiên và sự sinh trưởng: nhiệt độ môi trường cao kích hoạt một số cơ chế thần kinh. Có sự gia tăng nồng độ corticosterone trong huyết tương. Hormone này ức chế hệ thống miễn dịch tự nhiên của gia cầm. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cao làm giảm nồng độ của hormone tuyến giáp triiodothyronine. Những thay đổi như vậy sẽ bất lợi cho việc phát triển thêm mô nạc và sự tăng trưởng
3. Giảm tính toàn vẹn của thành ruột: stress nhiệt đã được chứng minh là làm tăng tính thấm của ruột với các mầm bệnh khác nhau và dẫn đến viêm. Hội chứng ruột bị rò rỉ này được giải thích do stress thẩm thấu – Stress nhiệt gây ra mất nước trong cơ thể và do đó, tạo áp lực thẩm thấu. Tính toàn vẹn của ruột bị giảm do hậu quả của stress thẩm thấu và stress oxy hóa – Nhiệt độ cao làm kích thích sản xuất các gốc tự do, chẳng hạn như các loại oxy phản ứng (ROS). Hàm lượng cao của ROS có thể làm hỏng các phân tử sinh học như DNA, protein, lipid hoặc carbohydrate. Hậu quả của stress nhiệt nói chung là giảm năng suất, giảm hiệu quả thức ăn, tốc độ tăng trưởng hoặc sản xuất trứng.
Chiến lược dinh dưỡng
Các giải pháp dinh dưỡng có thể giúp gia cầm đối phó với stress nhiệt. Chiến lược này nhắm đên hai mục tiêu. Đầu tiên, để giảm sinh nhiệt do khẩu phần bằng cách chọn các chất dinh dưỡng có mức tăng nhiệt thấp. Thứ hai, để cung cấp cho gia cầm các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cụ thể giúp điều chỉnh các rối loạn chức năng sinh lý liên quan đến stress nhiệt (ví dụ: stress oxy hóa hoặc rò rỉ ruột).
Nguồn năng lượng
Nhu cầu năng lượng duy trì tăng khi nhiệt độ môi trường tăng lên trên 28°C vì cần nhiều năng lượng hơn cho thở dốc. Đồng thời lượng ăn vào giảm. Tăng mức chất béo trong khẩu phần với chi phí carbohydrate có thể làm giảm sinh nhiệt trong khẩu phần khi tăng mật độ năng lượng. Điều này có thể bù cho lượng ăn vào thấp khi bị stress nhiệt.
Hàm lượng protein thô
Protein thô có ảnh hưởng đến sự tăng nhiệt cao. Thành phần axit amin mất cân bằng làm trầm trọng thêm sự gia tăng nhiệt gây ra bởi tiêu thụ protein do chi phí năng lượng liên quan đến việc giữ nitơ kém và bài tiết nitơ. Do đó, giảm hàm lượng protein thô bằng cách sử dụng axit amin trong thức ăn có thể là một chiến lược hợp lý để đối phó với stress nhiệt. Tuy nhiên chiến lược như vậy ảnh hưởng không nhất quán đến năng suất tăng trưởng của gia cầm theo các tài liệu khoa học.
Tăng sự cân bằng điện giải trong khẩu phần ăn
Chất điện giải bị mất do sự thở gấp và bài tiết qua nước tiểu. Sự mất cân bằng trong chất điện giải ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất của gia cầm. Có thể cung cấp thêm chất điện giải, chẳng hạn như natri và kali, để khôi phục DEB của gia cầm.
Cho ăn các dưỡng chất có hoạt tính sinh học đặc hiệu
Betaine là một dẫn xuất trimethyl của glycine có đặc tính của zwitterion và methyl. Do đó, nó hoạt động như một chất chống thẩm thấu. Betaine giúp các tế bào duy trì tính toàn vẹn cấu trúc và chức năng của chúng bằng cách điều chỉnh chuyển động của nước qua màng. Betaine tích lũy trong các tế bào tiếp xúc với stress thẩm thấu, chẳng hạn như tế bào ruột. Chất chống oxy hóa sinh học phản ứng với ROS để chuyển đổi chúng thành các phân tử ít mạnh hơn. Điều này ngăn ngừa hoặc trì hoãn các tác động bất lợi của ROS. Việc sử dụng kết hợp các chất chống oxy hóa lipophilic và hydrophilic giúp tối đa hóa hiệu quả của chiến lược này.
Thử nghiệm với betaine và chất chống oxy hóa
Betaine và chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng quan trọng trong điều kiện stress nhiệt. Các chất dinh dưỡng như vậy có sẵn như là một hỗn hợp bọc chất béo (tên sản phẩm beTaHit). Ma trận chất béo đang bảo vệ các thành phần theo thời gian để đảm bảo hiệu quả tối đa. Khẩu phần chiến lược như vậy đã được thử nghiệm. Một thử nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu MiXscience (MRC).
Nghiên cứu được thiết kế như một thử nghiệm khối hoàn chỉnh ngẫu nhiên với 3 nhóm:
CTR (không bổ sung khẩu phần),
B1 (1000 g / T betaine HCl) và
B2 (750 g / T BeTaHit) trong 16 khối.
Gà thịt Ross 308 (n = 192) được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn từ 1 đến 20 ngày. Nhiệt độ cao được áp dụng từ ngày 21 đến ngày 35 (28˚C trong 3 giờ; 30˚C trong bốn giờ; 28˚C trong 3 giờ; 24˚C trong 12 giờ). Những con gà được nuôi trong B2 có FCR thấp hơn đáng kể và năng suất thịt ức cao hơn so với các con gà ở lô CTR (Hình 2).
Hình 2 – Hiệu quả của việc bổ sung vào khẩu phần (CTR = không bổ sung; B1: 1000 g / T betaine HCl; B2: 750 g / T beTaHit) đối với năng suất tăng trưởng của gà thịt ở 35 ngày tuổi.
So với CTR, chi phí sản xuất thịt thăn đã giảm gần 2% khi cho ăn B1 và 6% khi cho ăn B2. Trong thử nghiệm này, độ nhạy với stress thẩm thấu được đánh giá bằng cách sử dụng điểm số tan huyết. Các tế bào hồng cầu được đưa vào các dung dịch nhược trương, tạo ra một dòng nước vào các tế bào. Ngưỡng vỡ được sử dụng như một chỉ số về khả năng của các tế bào để chống lại stress thẩm thấu. Nồng độ tế bào bị vỡ được báo cáo trong Hình 3. Những con gà được cho ăn beTaHit (B2) có điểm tan máu thấp hơn đáng kể so với đối chứng được cho ăn CTR, do đó cho thấy khả năng chống stress thẩm thấu được cải thiện.
Hình 3 – Hiệu quả của việc bổ sung vào khẩu phần (TLB = không bổ sung; B1: 1000 g / T betaine HCl; B2: 750 g / T beTaHit) đối với điểm tan máu ở 35 ngày tuổi.
Phần kết luận
Tóm lại, các chiến lược dinh dưỡng khác nhau có thể được thực hiện theo một chương trình toàn diện nhằm điều chỉnh các tác động tiêu cực của stress nhiệt đối với năng suất tăng trưởng của gia cầm. Các chiến lược dinh dưỡng như vậy nên được kết hợp với thực hành quản lý và chuồng nuôi đầy đủ. Những thay đổi trong thành phần dinh dưỡng đa lượng và sử dụng bổ sung các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học đặc hiệu có thể làm giảm bớt một phần tác động bất lợi của stress nhiệt đối với năng suất tăng trưởng. Các nguồn stress môi trường khác nhau có thể kích hoạt các phản ứng stress giống hệt nhau ở gia cầm. Do đó, bổ sung chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học đặc hiệu có thể có tác động tốt trong trường hợp stress rõ ràng hơn.
Biên dịch: Acare VN Team (theo AllAboutFeed)
Nguồn tin: Acare Vietnam